Tiết lộ cho bạn một số cách giúp bạn tăng sự tự tin
Dù mục tiêu đầu tiên của bạn có là gì thì hãy xác lập mục tiêu thứ hai thay vì mất toàn bộ lòng tin vào bản thân và sứ mệnh của mình. Hãy sẵn sàng chuyển sang mục tiêu đó. Nếu mọi việc không đúng theo cách bạn mong đợi, bạn vẫn cứ tự tin và tiếp tục tiến lên.
Mặc dù sự tự tin thực sự phải mất thời gian tạo dựng (vì sự tự tin thực sự có được dựa trên sự thành công vững chắc và không ngừng gia tăng), nhưng may mắn là có những cách có thể giúp bạn nhanh chóng vượt qua sự hồi hộp, lo âu và hoàn thành tốt nhiệm vụ:
1. Giải tỏa những chất hóa học gây căng thẳng
- Các Ứng Viên Tìm Việc Làm hiện nay đang quan tâm vấn đề gì nhất? Nhiều Ứng Viên cho rằng họ quan tâm đến những công việc chất lượng, môi trường năng động,.. Còn bạn thì sao? Đến MangViecLam.com ngay hôm nay để tìm hiểu!
Khi bạn cảm thấy lo lắng hay căng thẳng thì tuyến thượng thận sẽ tiết ra chất cortisol, một trong những tác nhân hóa học tạo ra phản xạ chiến đấu-hay- tháo chạy. Mức cortisol cao sẽ đẩy cảm xúc của bạn lên cao, hạn chế sự sáng tạo của bạn và làm giảm khả năng xử lý thông tin phức tạp của bạn. Khi mức cortisol của bạn đang cao thì tầm nhìn của bạn bị thu hẹp lai giống như khi bạn sợ hãi và giật mình.
Vì vậy: Hãy đốt cháy chất cortisol thừa bằng các bài tập. Hãy đi dạo sau bữa ăn. Tập thể dục trước khi đi làm. Tới phòng tập gym trước cuộc họp.
Bạn không nghĩ những việc này có tác dụng? Hãy nhớ lại lúc bạn cảm thấy rất căng thẳng và quyết định tập thể dục. Tôi chắc chắn bạn cảm thấy bớt lo lắng hơn và tự tin hơn khi hoàn thành buổi tập. Quan điểm mà bạn có được một phần cũng do lượng cortisol suy giảm.
2. Dùng bữa “cuối cùng” đúng cách
Chất dopamine và epinephrine là hai chất hóa học giúp điều chỉnh sự lanh lẹ của hệ thần kinh. Cả hai chất này đều được tìm thấy trong chất tyrosine, một loại axit amin có trong chất protein.
Vì vậy: Đơn giản bạn chỉ cần bổ sung một số loại protein trong bữa ăn trước khi diễn ra sự kiện. Và đừng chờ tới phút cuối mới nạp đầy năng lượng- điều cuối cùng hầu hết chúng ta muốn làm khi căng thẳng là ăn một bữa ăn lành mạnh.
3. Chuẩn bị một số khả năng dự phòng
Nếu bạn giống tôi thì những việc “nếu như” chính là nỗi lo lắng lớn nhất của bạn: Nếu như phần thuyết trình trên PowerPoint của tôi bị đổ bể thì sao? Nếu như ai đó cứ ngắt lời và làm gián đoạn mạch nói của tôi thì sao? Nếu thời gian của tôi bị cắt xén thì sao?
Nỗi sợ về những thứ không rõ sẽ giết chết sự tự tin, và có thể nhanh chóng khiến bạn mất tự chủ.
Vì vậy: Hãy nghĩ tới một vài điều xấu nhất có thể xảy ra và lên kế hoạch giải quyết những việc đó. Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn vì bạn sẽ biến những việc không may “nếu như” đó thành những việc tích cực “Ok, nếu vậy mình sẽ …”
Thêm nữa chỉ cần luyện tập việc chuẩn bị cho những kịch bản khác nhau sẽ giúp bạn tự chuẩn bị tốt hơn và điều chỉnh nếu những bất ngờ xảy ra.
4. Ngưng đặt niềm tin vào những đồ vật may mắn
Mê tín là một nỗ lực tuyệt vọng để kiểm soát sự không chắc chắn hay nỗi sợ hãi. Đi những đôi bít tất may mắn không thực sự khiến ai đó hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
Vì vậy: Thay vì có những đồ vật gây mê tín, hãy tạo ra một hình thức nào đó giúp bạn chuẩn bị tốt và tập trung vào cảm xúc của chính bạn.
Ví dụ, tôi thích đi dạo dọc hành lang trước khi thuyết trình để nhìn những dòng người xếp hàng vào dự. Có thể bạn sẽ quyết định sẽ thường xuyên “tua” lại nội dung bài thuyết trình trước khi thuyết trình 1 tiếng, ngay cả khi bạn biết chắc mình không thể làm được điều đó khi đang ngủ. Hoặc bạn có thể quyết định sẽ chạy bản demo lần cuối trước mỗi cuộc gặp gỡ khách hàng dù bạn đã chạy bản demo đó hàng chục lần trước đó.
Hãy chọn làm những hành động nhất định-những hành động thực sự có lợi và không chỉ dựa trên sự mê tín- và hãy luôn làm như thế. Sự quen thuộc tạo nên sự thoải mái, và cả sự tự tin.
5. Thiết lập mục tiêu thứ hai
Giả sử bạn đang thuyết trình với một tập đoàn công nghiệp và mục tiêu của bạn là thuyết phục những người tham gia dành thời gian cho một việc thực sự đáng giá. Bạn nhanh chóng nhận thấy chẳng ai lắng nghe và quan tâm cả.
Bạn phải làm gì? Bạn lúng túng. Có thể bạn đã quá cố gắng. Có thể bạn từ bỏ và buông trôi. Dù bạn làm gì thì cũng nên loại bỏ cảm giác mình thất bại.
- Nhiều Ứng Viên Tìm Việc đã nhờ MangViecLam.com mà tìm được nơi làm việc lý tưởng. Quá trình Tìm Ứng Viên của nhà tuyển dụng cũng thành không kém, Ung Vien ngày càng có chiều sâu về kỹ năng hơn, tất cả điều đó hãy để chúng tôi đáp ứng cho bạn!
Vì vậy: Nếu bạn biết những gì mình thực sự muốn rất khó đạt được, thì hãy luôn chuẩn bị mục tiêu thứ hai trong đầu. Lên kế hoạch để thành công những cũng lên kế hoạch để biến thất bại toàn tập thành một phần thành công. Nếu bạn thấy rằng mình sẽ không thành công với mục tiêu ban đầu, hãy chuẩn bị gieo hạt cho lần thử sức tiếp theo.
Giả sử bạn đang chào hàng cho một công ty đầu tư mạo hiểm và thấy rằng họ sẽ không đồng ý ngay lập tức (và thật sự là họ sẽ không bao giờ làm vậy). Hãy chuẩn bị đặt nền móng cho các cuộc gặp tiếp theo. Hãy giải thích những gì bạn đã làm và những gì bạn đang làm. Tạo cơ sở cho các nhà đầu tư tiềm năng thấy được câu chuyện nhất quán và sự phát triển nhất quán theo thời gian. Tạo cơ sở cho các nhà đầu tư xây dựng lòng tin đối với bạn và đội ngũ của bạn.
Chắc chắn, bạn muốn họ nói rằng: “Vâng, cuối cùng thì hôm nay chúng tôi đã tìm ra anh”. Hơn thế, bạn cần họ nói rằng: “Vâng, hôm nay chúng tôi sẽ cấp vốn cho anh.” Nhưng bạn vẫn nên sẵn sàng biến một cuộc gặp gỡ một lần thành một loại các cuộc gặp gỡ.
Dù mục tiêu đầu tiên của bạn có là gì thì hãy xác lập mục tiêu thứ hai thay vì mất toàn bộ lòng tin vào bản thân và sứ mệnh của mình. Hãy sẵn sàng chuyển sang mục tiêu đó. Nếu mọi việc không đúng theo cách bạn mong đợi, bạn vẫn cứ tự tin và tiếp tục tiến lên.
>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:
♦ Ứng viên ngành Xây Dựng
♦ Ứng viên ngành Tài Chính/Kế Toán/Kiểm Toán
♦ Ứng viên ngành Hành Chính/Thư Ký/Trợ Lý
♦ Ứng viên ngành Chăm Sóc Khách Hàng
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636