Kỳ lạ người phụ nữ bị “lây” dị ứng thực phẩm từ người hiến tạng sau khi được ghép phổi
Các chuyên gia chia sẻ hiện tượng này rất hiếm nhưng đã ghi nhận nhiều lần trước đây các ca tương tự dị ứng những loại hạt, cá, sữa, trứng và lúa mì.
Một phụ nữ 68 tuổi giấu tên đến từ San Diego, California, Mỹ được xác định bị dị ứng các loại hạt sau khi làm phẫu thuật ghép phổi vào năm 2017. Người phụ nữ này được xác định bị khí phế thũng rất nặng và được tiến hành ghép nội tạng thành công. Người cho tạng là một nam thanh niên 22 tuổi.
Cô hồi phục rất tốt sau ca phẫu thuật. Tuy nhiên, 1 ngày trước khi xuất viên, cô bắt đầu cảm thấy khó thở và căng tức ở ngực. Ban đầu, các bác sĩ rất khó khăn trong việc xác định bệnh và nguyên nhân nhưng sau đó tất cả đều chỉ ra các triệu chứng này liên quan đến dị ứng thực phẩm. Cô nói rằng mình bị khó thở và căng tức ngực ngay sau khi ăn bơ đậu phộng cùng bánh kẹp mứt.
Tuy nhiên, vấn đề là cô chưa bao giờ bị dị ứng hạt trước đó. Vì thế, các bác sĩ đã kiểm tra cơ quan cấy ghép và phát hiện ra người hiến tạng bị dị ứng và truyền lại bệnh dị ứng cho người nhận tạng.
bạn muốn có kiến thức về sức khỏe gia đình hay sức khỏe đời sống hãy đến với chung tôi để có được kiến thức về sức khỏe giới tính và chế độ dinh dưỡng cho gia đình bạn và biết thêm các mẹo chữa bệnh các bệnh thường gặp
Các chuyên gia chia sẻ hiện tượng này rất hiếm nhưng đã ghi nhận nhiều lần trước đây các ca tương tự dị ứng những loại hạt, cá, sữa, trứng và lúa mì.
Xem Thêm: Top 6 nhóm người không nên ăn cá để tránh gậy hại cho sức khỏe
Tiến hành các xét nghiệm sâu hơn, các bác sĩ cho biết người phụ nữ này còn bị dị ứng với hạnh nhân, hạt điều, dừa và quả phỉ.
Các bác sĩ khuyên cô nên tránh ăn tất cả đậu phộng và hạt cây. Họ không chắc liệu dị ứng này sẽ tồn tại đến hết đời hay hệ thống miễn dịch của cô sẽ chế ngự nó và trở lại bình thường trong tương lai.
Tiến sĩ Mazen Odish, tác giả chính của nghiên cứu và bác sĩ đã điều trị cho bệnh nhân này tại trung tâm y tế tại Đại học California, San Diego, cho biết ông chỉ gặp 4-5 trường hợp tương tự như vậy trong 1 năm.
Các trường hợp dị ứng khác được truyền từ người hiến tạng sang người nhận tạng đã xảy ra ở các cơ quan như: gan, thận, phổi, tủy xương, ghép tim và thận. Hiện tượng được tìm thấy xảy ra nhiều ở trẻ em và những người dùng thuốc tacrolimus, chất ức chế hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để ngăn chặn cơ thể họ từ chối nội tạng khi được ghép tạng.