Bầm tím da lâu sau chấn thương thì làm sao hết?
Theo thư cháu, vết bầm đã 3 tuần chưa mờ, nếu là vết thương kín thì trước sau sẽ hết, tuy nhiên, nếu do vết thương hở thì có thể tồn tại vết thâm (sẹo) vĩnh viễn. Khi vết bầm tím kèm theo các dấu hiệu sốt, sưng, chuyển sang màu đỏ và đau thì cháu cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Khi bị chấn thương, các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ, máu thoát ra ngoài, tụ lại dưới da và hình thành nên máu bầm hay còn gọi là xuất huyết dưới da. Hiện tượng này dễ xảy ra sau chấn thương, va chạm.
Vết bầm máu có thể nhỏ hoặc lớn tùy theo mức độ tổn thương mạch máu, thông thường sau 2 – 5 ngày, các vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ sậm sang màu xanh rồi màu vàng và từ từ biến mất.
Cách xử lý khi bị chấn thương: với các vết bầm nhẹ, thương tổn không lớn, chúng ta nên dùng đá chườm lạnh ngay sau khi bị té ngã. Mục đích là giúp mạch máu co lại khiến vết thương giảm viêm, giảm sưng, giảm chảy máu.
Bạn có người nhà bị bệnh tiểu đường, bệnh trầm cảm mà không biết cách chăm sóc sao cho đúng hay để chúng tôi trang bị cho bạn các kiến thức cần thiết như cách xử lý khi bị đau dạ dày, huyết áp cao
Sau 48 giờ không đỡ có thể chườm ấm hoặc có thể sử dụng thêm thuốc thoa ở ngoài da trên vùng tụ máu cũng giúp tan máu bầm nhanh hơn.
Trường hợp của cháu nếu sau khi chấn thương xử trí ban đầu không đúng (có những trường hợp sai lầm là khi bị chấn thương lại vội xoa dầu nóng làm giãn mạch nên máu càng thoát mạch) dẫn đến vết bầm sẽ lớn và lâu mất đi hơn.
Xem Thêm: Top 6 cách giúp trì hoãng mãn kinh cực tốt cho phụ nữ
Theo thư cháu, vết bầm đã 3 tuần chưa mờ, nếu là vết thương kín thì trước sau sẽ hết, tuy nhiên, nếu do vết thương hở thì có thể tồn tại vết thâm (sẹo) vĩnh viễn. Khi vết bầm tím kèm theo các dấu hiệu sốt, sưng, chuyển sang màu đỏ và đau thì cháu cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.