Chia sẻ 10 rào cản khiến kiều bào, người nước ngoài dè dặt mua nhà

Thứ nhất: Chậm triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2015). Hiện nay do chưa có Nghị định và Thông tư hướng dẫn việc bán nhà cho người nước ngoài nên hầu hết các giao dịch cho nhóm khách hàng này chỉ dừng lại ở khâu đặt cọc, chưa ký hợp đồng mua bán. Việc tư vấn pháp lý cho nhóm khách hàng cũng phải chờ đợi thêm.

Thứ hai: Các thủ tục hành chính còn nhiều khâu rườm rà, mất nhiều thời gian. Quy trình thụ lý hồ sơ dù một cửa nhưng chưa được đơn giản hóa, có giấy “mẹ” thì bị yêu cầu xuất trình thêm các giấy “con”. Theo thống kê của các chuyên gia, tại Mỹ, thời gian thực sự người phải bỏ ra lo thủ tục, ký giấy tờ chừng 5, 6 tiếng đồng hồ. Thế nhưng tại Việt Nam, kiều bào và người nước ngoài phải mất nhiều thời gian chờ tính hàng tuần, thậm chí hàng tháng.

Thứ ba: Tình trạng chung tại Việt Nam là mỗi địa phương vận dụng luật và văn bản dưới luật (các Thông tư, Nghị định) theo một kiểu khác nhau, thiếu nhất quán. Điều này khiến người nước ngoài và kiều bào từ xa về cảm thấy hoang mang, khó hiểu.

Thứ tư: Các chỉ số cạnh tranh, khả năng tăng giá, sinh lời, thanh khoản trên thứ cấp, hậu mãi… của Việt Nam vẫn còn thua kém nhiều nước trong khu vực. Thậm chí giá nhà Việt Nam rẻ hơn các nước nhưng hiệu quả khai thác (giá thuê, thời gian hoàn vốn) không cao sẽ khiến nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc, so sánh với các xung quanh.

a tb rao can mua nha 9475 1442376412 Chia sẻ 10 rào cản khiến kiều bào, người nước ngoài dè dặt mua nhà

Theo các chuyên gia, để hấp dẫn kiều bào và người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cơ quan quản lý và các doanh nghiệp có rất nhiều việc phải làm, trước tiên là nhanh chóng ban hành các thông tư hướng dẫn Luật Nhà ở. Ảnh: Lucas Nguyễn

Thứ năm: Quy định bảo vệ quyền lợi của các chủ đầu tư bất động sản là người Việt ở nước ngoài và nhà đầu tư ngoại vẫn chưa cụ thể, cần phải có những cam kết mạnh hơn để họ yên tâm.

Thứ sáu: Chưa quốc tế hóa ngôn ngữ cho các quy định về mua bán nhà tại Việt Nam. Nếu chuyển ngữ những quy trình này sang ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh sẽ hỗ trợ nhóm khách hàng người nước ngoài nhiều hơn. Thậm chí có doanh nghiệp đã chủ động soạn thảo hợp đồng tiếng Anh đi kèm với bản gốc bằng tiếng Việt. Đây là cách tăng thêm niềm tin của nhà đầu tư ngoại đối với thị trường bất động sản Việt Nam. 

Thứ bảy: Phương thức thanh toán chưa linh hoạt. Người nước ngoài được chuyển tiền về Việt Nam mua nhà, nhưng đến khâu chuyển tiền ngược lại sau khi bán bất động sản khá phức tạp.

Thứ tám: Người nước ngoài chưa được vay tiền mua nhà ở từ các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. Bất động sản là tài sản lớn và vì vậy, không phải người nước ngoài hay kiều bào nào cũng có thể mua bằng tiền mặt. Có nhiều trường hợp người Việt ở Mỹ, châu Âu và người nước ngoài cần vay thêm một khoản tiền khi mua nhà. Tuy nhiên, các ngân hàng trong nước chưa có hướng dẫn cụ thể cho tình huống này. Trong khi đó, nếu muốn vay các ngân hàng nước ngoài cần xuất trình giấy chứng nhận sở hữu tài sản cho căn nhà đang mua thì Việt Nam chưa có tiền lệ.

Thứ chín: Chất lượng cuộc sống tại Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Với người nước ngoài mua nhà dưỡng già, trú đông hoặc kiều bào hồi hương vốn đã quen với chất lượng sống cao ở các nước phát triển, sẽ là trăn trở, băn khoăn không nhỏ khi họ quyết định mua nhà về sống tại Việt Nam.

Thứ mười: Tính minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam chưa cao. Có quá nhiều hình thức môi giới: cò đất, cò nhà, cò ngân hàng, cò giấy phép…, nhưng thiếu các công ty và chuyên viên bất động sản có kinh nghiệm, có bằng cấp và giấy phép hành nghề. Chất lượng tư vấn vì vậy cũng bị hạn chế. Điều này khiến người nước ngoài và kiều bào không cảm thấy thoải mái.

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>